Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây không phải là nguồn thức ăn vô tận và đến một độ tuổi nhất định, trẻ phải học cách tiếp cận với những thực phẩm khác.
Và việc làm quen với thực phẩm mới, từ bỏ thói quen bú sữa hàng ngày là không hề đơn giản. Đó là lý do vì như thế sao mà nhiều bà mẹ luôn gặp khó khăn trong việc tìm cách cai sữa cho con.
Khi nào nên cai sữa cho con?
Một số mẹ không có nhiều thời gian để cho con bú bởi sau thời gian nghỉ sinh phải nhanh chóng quay về với guồng quay của công việc nên thường cai sữa khi con nhỏ bắt đầu biết ăn dặm, khoảng 6-7 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, họ còn cho rằng sau 6 tháng, dinh dưỡng có trong sữa mẹ sẽ bị giảm dần nên có cho con tiếp tục bú cũng không đem lại nhiều tác dụng.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng nhi, qua niệm này là hoàn toàn sai lầm. Đặc biệt, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đã cai sữa có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí JAMA Pediatrics, việc cho con bú trong giai đoạn sơ sinh có ảnh hưởng đến khả năng phát triển nhận thức của bé, nhưng nó còn phụ thuộc vào việc trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong bao lâu.
Trong số những đứa trẻ 3 – 7 tuổi được nghiên cứu cho thấy, trẻ có thời gian bú mẹ nhiều hơn có trí thông minh và khả năng nhận diện hình ảnh tốt hơn.
Ngoài ra UNICEF, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyên mẹ nên cho con bú trong khoảng 2 năm đầu đời. Trong khoảng thời gian này, sữa mẹ vẫn đảm bảo đủ các hoạt chất như protein, chất béo và chất miễn dịch.
Ngoài tính theo độ tuổi, tùy vào từng trẻ mẹ có thể nhận diện một số dấu hiệu cho thấy bé có thể cai sữa mẹ để thực hiện.
Cách cai sữa cho con
Trước băn khoăn của một bà mẹ trẻ chia sẻ trên một diễn đàn rằng con chị đã 28 tháng 17 ngày nhưng vẫn chưa thể cai sữa thành công, rất nhiều mẹ bỉm sữa khác đã đưa ra kinh nghiệm và lời khuyên bổ ích giúp cai sữa cho bé:
- Trước tiên mẹ phải giảm từ từ số lần bú ban ngày sau đó quẹt một chút son đỏ vào miếng bông gòn rồi in lên ti và dán băng keo lên. Mỗi lần bé đòi ti thì mẹ làm bộ la lên 'mẹ chảy máu rồi, đau quá'. Nhớ để hé hé thôi để bé khỏi phát hiện ra.
Cố gắng cho bé ăn thêm để bé không bị đói, đến tối dỗ bé ngủ cũng vậy, đợi khi bé ngủ say rồi thì cho bé bú lén (nhớ lau sạch ti nhé) và giảm lần bú từ từ, đến gần sáng lại dán bông băng vào.
Chừng 3-5 ngày là bé ghê ti mẹ thôi, mà mẹ cũng không bị tức sữa nữa.
Mẹ thuyvukhanh
- Mẹ lấy tóc quấn vào đầu ti, nhớ quấn chặt chặt 1 tý không là bé rứt ra đấy, để lờm xờm cho cải thiện thêm phần xấu xí. Kết quả là: bé nhà mình lần đầu vẫn lao vào ngậm, được 5 phút nhả ra ngay, lần 2 ngậm vào 1 tý cho đỡ nhớ rồi cũng đành nhả ra, lần 3 mẹ vạch ra thì không thèm nhìn nữa lờ đi
Mẹ Minh Trung
- Đập 1 củ tỏi hòa vào cốc nước, đi đâu cũng cầm theo, con đòi ti là mẹ trét vào ti và ngoài áo. Thế là chỉ 1 ngày bé ngửi với hít thôi nhưng sẽ không dám ti. 2 Hôm sau tự ti bình mẹ mừng phát khóc. Nhớ bổ sung nhiều nước cho con.
Mami Susu
- trét mướp đắng vào đầu ti mẹ: mướp đắng có nguồn gốc từ thiên nhiên, rất lành, vì thế bé có nếm phải cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì các mẹ nhé. Trẻ ngậm ti mẹ vào thấy vị đắng của mướp khác hẳn với vị sữa ngọt ngào nên sẽ nhanh chóng phải nhè ra.
Theo Khám Phá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét